logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 04/04/2016 lúc 08:13:52(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

"Panama papers": Lộ mặt hàng loạt lãnh đạo thế giới tẩu tán tài sản

UserPostedImage
Tòa nhà Arango Orillac tại Panama, nơi có trụ sở Công ty luật Mossack Fonseca, khởi điểm của vụ bê bối thế kỷ Panama Papers (Ảnh chụp ngày 03/04/2016). REUTERS/Carlos Jasso

« Panama papers », vụ tai tiếng thế kỷ bắt đầu lan ra khắp thế giới. Hàng chục nguyên thủ quốc gia, con cháu, thân cận của họ, từ Tập Cận Bình đến Vladimir Putin, từ các ông hoàng dầu hỏa đến tổng thống một số quốc gia châu Phi nghèo đói, đã bị phát hiện là khách hàng của hệ thống trốn thuế lừa đảo này.

Từ chiều Chủ nhật 03/04/2016, hơn 100 cơ quan truyền thông quốc tế công bố danh sách tài sản hàng tỷ đô la cất giấu tại các thiên đường thuế, qua công ty bình phong đặt ở Panama, Trung Mỹ. Đây là vụ « lộ tẩy » kỷ lục trong lịch sử báo chí với 11,5 triệu tài liệu, giờ được gọi là vụ « Panama papers », nhiều gấp 10 lần tai tiếng Offshore Leaks, công bố vào năm 2013.

Các tài liệu từ tổ hợp luật sư Panama Mossack Fonseca cho thấy, trong số những người tẩu tán tài sản có 140 nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo chính trị hàng đầu thế giới. Panama Mossack Fonseca, với mạng lưới 214.000 công ty bình phong, trải rộng ở 21 thiên đường trốn thuế, tuy không hẳn là trái phép nhưng công việc của họ là giấu tài sản tẩu tán cho khách hàng qua những tên vay mượn.

Vì thế mà « tiền sạch » trộn lẫn với « tiền bất chính », tiền trốn thuế pha với tài sản của xã hội đen, mãi dâm, ma túy, thu nhập của các ngôi sao thể thao, các nhà tài phiệt nằm chung với tiền tham ô của các vị tổng thống, chủ tịch nước, thủ tướng, hay thân nhân của những người này từ Âu sang Á, từ Trung Đông đến châu Mỹ la tinh.

Trong danh sách được công bố từ chiều Chủ nhật 03/04/2016 từ 107 toà soạn báo chí, truyền thanh truyền hình trên khắp địa cầu, người ta thấy có tên tuổi của thân nhân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cựu thủ tướng Lý Bằng, con gái cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, hai người đã ra lệnh cho quân đội đàn áp sinh viên và công nhân Trung Quốc ở Thiên An Môn, trong phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989. Con trai của thủ tướng Malaysia cũng ở trong danh sách này.

Ở châu Âu có tổng thống Nga Vladimir Putin, tỷ phú tổng thống Ukraina Petro Porochenko, thân phụ của thủ tướng Anh David Cameron.

Hồ sơ "Panama papers" đã được xử lý như thế nào ?

Các cơ quan báo chí đối tác của Liên minh quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) đã tham khảo trên 11,4 triệu tài liệu, với tổng cộng 2,6 téraoctet dữ liệu. Cụ thể họ đã tiếp cận và xử lý các dữ liệu này như thế nào ?

Phần đầu gồm có hồ sơ đăng ký của 214.488 công ty offshore (công ty bình phong đặt ở hải ngoại). Mỗi công ty có một loạt tài liệu dưới nhiều dạng khác nhau (PDF, Word, bảng tính, file âm thanh…). Nhưng chủ yếu là các email và các thư từ được scan lại, biểu thị hoạt động thường nhật của Mossack Fonseca. Đại đa số bằng tiếng Anh, nhưng cũng có một số tài liệu tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Nga và Hoa ngữ.

ICIJ đã trang bị những công cụ rất mạnh để giúp khai thác số dữ liệu khổng lồ này, kể cả những tài liệu được scan. Có hai cách tiếp cận.

Cách thứ nhất là tìm kiếm bằng những cụm từ, ví dụ như « hộ chiếu Pháp », hy vọng dẫn đến những cái tên cụ thể. Hoặc dùng những từ chuyên môn của Mossack Fonseca như « PEP » (người nhiều rủi ro chính trị), « UBO » (người thụ hưởng cuối cùng), « Due Diligence » (kiểm tra nhân thân khách hàng).

Cách thứ hai là lập trước các danh sách. Chẳng hạn danh sách các dân biểu Pháp, các bộ trưởng từ thập niên 80, hay 500 người giàu nhất nước Pháp, các nguyên thủ thế giới, đội tuyển bóng đá Pháp…rồi từ đó mới đi tìm. Nếu một người sở hữu đến năm công ty khác nhau thì thời gian nghiên cứu cũng tăng theo cấp số nhân.

Dù 107 ban biên tập các báo của nhiều nước phải mất đến một năm để đưa sự việc ra ánh sáng, nhưng không ai có thể lục lọi toàn bộ rừng dữ liệu khổng lồ của « Panama papers ». Vì chỉ nghiên cứu những tài liệu mới nhất, nhiều người vẫn có thể lọt lưới nếu bị nêu trong những tài liệu cũ, hay chỉ có tên trong danh sách viết tay. Hoặc là họ sử dụng dịch vụ của những công ty cạnh tranh với Mossack Fonseca, mượn tên người thân để đăng ký…

Cũng như trong các vụ « OffshoreLeaks », « SwissLeaks », các tờ báo tham gia chiến dịch chỉ đăng kết quả điều tra của các nhà báo chứ không công bố toàn văn các tài liệu có được, vì « Panama Papers » còn chứa nhiều thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại…
Theo RFI
co  
#2 Đã gửi : 04/04/2016 lúc 08:14:52(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

"Panama papers" : Putin và bạn hữu tuồn cả tỷ đô la ra nước ngoài

UserPostedImage
Tổng thống Nga Vladimir Putin bị các điều tra vụ Panama papers phát giác tuồn tài sản ra nước ngoài.
REUTERS/Mikhail Klimentyev/Sputnik/Kremlin

Sau khi Liên Đoàn Quốc Tế Các Nhà Báo Điều Tra (ICIJ) và hàng trăm cơ quan truyền thông trên thế giới tung ra các thông tin về những khối tài sản kếch xù được giấu tại các thiên đường thuế khóa, bởi các lãnh đạo chính trị, các nhân vật nổi tiếng và giàu có trong nhiều lĩnh vực, thậm chí cả những tổ chức tội phạm.

Trong số 140 chính khách nổi trội nhất, người ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật thân tín của của tổng thống Vladimir Putin. Các tài liệu điều tra của các nhà báo còn cho thấy rõ tổng thống Nga và các bạn hữu của ông đã đưa một khối lượng tiền lớn ra nước ngoài như thế nào.

Thông tín viên RFI Veronika Dorman tại Matxcơva cho biết thêm thông tin vụ việc :

" Có thể ông Vladimir Putin dẫn đầu danh sách với khối tài sản 2 tỷ đô la, trong đó gần một nửa được cất giấu cẩn thận tại các thiên đường thuế ở Caribê. Cuộc điều tra tiết lộ là từ nhiều năm nay, với sự đồng lõa của những người thân cận của Putin, cùng nhiều thủ thuật khác nhau, hàng triệu đô la trong ngân quỹ Nhà nước đã được chuyển về các công ty bình phong đặt tại Panama.

Đó là các khoản tín dụng được các ngân hàng Nhà nước Nga cấp và chưa hề được hoàn trả, những khoản vay qua tay rồi biến mất tăm và nhiều vụ chuyển nhượng cổ phần không có thực.

Trung tâm của các thao tác tài chính đáng ngờ nằm tại ngân hàng Bank Rossiya, đóng trụ sở tại Saint- Pétersbourg, còn được coi như là « ngân hàng của bạn hữu » của Putin. Cổ đông chính của ngân hàng ông Iourri Kovaltchouk, là bạn và « chủ ngân hàng riêng » của tổng thống Nga.

Nhân vật bù nhìn là nghệ sĩ vĩ cầm Serguei Roldouguine, cũng là một người bạn thân nhất của Putin và là người đỡ đầu cho con gái của Putin. Chính ông này đứng tên đăng ký các công ty bình phong ở hải ngoại.

Một tuần trước các tiết lộ này, Kremlin đã cảnh báo rằng sẽ có một một chiến dịch vu khống nhắm vào lãnh đạo Nga và người thân, nhằm gây mất ổn định chế độ. Tối Chủ nhật (03/04/2016), khi vụ « Panama paper » được tung lên trang nhất báo chí quốc tế, các cơ quan truyền thông Nga thân chính quyền hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Theo RFI

co  
#3 Đã gửi : 04/04/2016 lúc 08:15:54(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

"Panama papers" : Thân nhân lãnh đạo cao cấp Trung Quốc bị điểm mặt

UserPostedImage
Thành phố Panama city trở thành tâm điểm chú ý của vụ phát giác trốn thuế và tẩu tán tài sản của hàng nghin nhân vật có tiếng trên thế giới. AFP

Vụ Panama papers phát giác hàng ngàn trường hợp tẩu tán tài sản qua các thiên đường thuế đang làm chấn động dư luận thế giới. Danh tính những người thân trong gia đình của các quan chức cao cấp Trung Quốc bị chỉ đích danh đã đứng tên nhiều công ty bình phong ở các thiên đường thuế để tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

Có ít nhất 8 cái tên liên quan trực tiếp đến các nhân vật trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng Sản Trung Quốc được nêu trong các tài liệu điều tra của vụ Panama papers.

Trong số nhiều người thân cận hoặc trong gia đình của các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, đáng chú ý là những cái tên liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình, tác giả của chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn ở Trung Quốc.

Đó là Đặng Gia Quý, chống của chị gái ông Tập Cận Bình. Theo tiết lộ điều tra của các nhà báo, năm 2009, khi ông em vợ còn đang ủy viên thường trực Bộ Chính Trị, ông Đặng Gia Quý là cổ đông duy nhất của hai công ty đóng trên quần đảo Virgin của Anh Quốc, một thiên đường trốn thuế nổi tiếng.

Năm 2012, ngay sau khi lên nắm quyền lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch rầm rộ chống tham nhũng nhằm làm trong sạch nội bộ đảng, đồng thời cũng để củng cố vị thế quyền lực tuyệt đối của mình.

Nhưng thật trớ trêu, cũng trong năm đó, một điều tra của hãng tin Bloomberg News phát giác ra các khoản tiền đầu tư lên tới 365 triệu đô la của gia đình khi ông Tập còn là phó chủ tịch nước. Một phần của khối tài sản trên được đặt vào công ty của Đặng Gia Quý.

Một cái tên khác được nêu trong điều tra Panama papers là Lý Tiểu Lâm, con gái Lý Bằng, nguyên thủ tướng Trung Quốc ( 1987-1998). Cùng với chồng, Lý Tiểu Lâm quản lý một quỹ đầu tư tại Lechtenstein. Riêng bà Lý còn quản lý một công ty đăng ký tại quần đảo Vierges. Thời điểm đó bố bà vẫn còng đương nhiệm thủ tướng Trung Quốc.

Cháu gái của ông Giả Khánh Lâm, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, cũng một mình là chủ nhiều công ty bình phong ở hải ngoại với mục đích bí mật kiểm soát các hoạt động tài chính của các tập đoàn ở Trung Quốc.

Tài liệu « Panama papers » còn gián tiếp nhắc đến cái tên Bạc Hy Lai, quan chức chóp bu của đảng bị ngã ngựa khi nêu tên Pattrick Devillers. Vị kiến trúc sư người Pháp này từng có quan hệ mật thiết với « hoàng tử đỏ » họ Bạc. Ông này đã giúp vợ Bạc Hy Lai thông qua một công ty bình phong để chuyển tiền mua một biệt thự sang trọng tại Pháp. Thương vụ này được thực hiện bằng tiền của một doanh nhân giàu có Trung Quốc hối lộ cho gia đình Bạc Hy Lai.

Những tiết lộ mới này chỉ là phần bổ sung thêm cuộc điều tra, cũng do ICIJ tiến hành từ tháng Giêng năm 2014. Tài liệu trên đã cho biết gần 22 nghìn khách hàng giàu có gốc Trung Quốc lục địa hoặc Hồng Kông đã dính líu vào các hoạt động chuyển ngân mờ ám qua các công ty « bình phong ».

Trong danh sách vừa được ông bố còn xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú trong giới doanh nhân Trung Quốc, ít nhiều có liên hệ với các cựu lãnh đạo chính trị từ Đặng Tiều Bình, chủ tịch, tổng bí thư Hồ Cẩm Đào hay thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Người ta còn nhớ, năm 2012, nhật báo Mỹ New York Times đã cho công bố một tài liệu điều tra đánh giá tài sản của gia đình ông cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tới 2,7 tỷ đô la. Ngay sau đó qua báo chí chính thống, Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận gay gắt các thông tin của nhật báo Mỹ.

Ở Trung Quốc, tài sản của các lãnh đạo đất nước vẫn luôn là chuyện nhạy cảm và bị chính quyền kiểm duyệt nghiêm ngặt, để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của những vị quan chức vẫn được tô vẽ là công bộc của dân.
Chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi thấy hôm nay báo chí Trung Quốc cũng ồn ào đưa tin các phát giác vụ Panama papers liên quan đến các nhân vật nước ngoài, thế nhưng họ lại tuyệt nhiên không đả động gì đến những danh tính người Trung Quốc nổi bật.

Trong khi địa chỉ trang mạng của ICIJ bị chặn tại Trung Quốc, chủ đề này cũng đang được giám sát rất chặt chẽ trên mạng xã hội nội địa Vi Bác (Weibo).

Theo RFI
nga  
#4 Đã gửi : 04/04/2016 lúc 06:32:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Gia đình lãnh đạo Trung Quốc che giấu của cải ở nước ngoài

UserPostedImage
Các nhân vật chính trị được trích dẫn trong các hành vi trốn thuế Panama. AFP

Gia đình của một số lãnh đạo hàng đầu ở Trung Quốc bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng các thiên đường trốn thuế ở nước ngoài để che giấu của cải của mình. Đó là thông tin mới được tiết lộ trong tài liệu có tên là Panama được hãng tin Đức Sueddeutsche Zeitung thu thập được và chia sẻ với các hãng tin quốc tế thông qua tổ chức các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).

Theo tài liệu này, có ít nhất 8 người trong hàng ngũ Bộ chính trị hiện tại và trước đó của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động trốn thuế che giấu tài sản này.

Một trong số những người được nêu tên là em rể của Chủ tịch Tập Cận Bình tên là Deng Jiagui. Người này đã lập ra hai công ty ở đảo British Virgin vào năm 2009 khi ông Tập còn là ủy viên Bộ chính trị và chưa lên chức Chủ tịch nước.

Hồi năm 2012, hãng tin Bloomberg cho công bố một điều tra cho thấy tài sản khổng lồ của gia đình ông Tập Cận Bình. Theo điều tra này thì em rể của ông và vợ của người này đã có được hàng trăm triệu đô la trong cổ phần công ty và các bất động sản.

Hai năm trước, ICIJ cũng điều tra và phát hiện được gần 22.000 khách hàng nước ngoài đến từ Trung Quốc và Hong Kong, trong số họ có những người là họ hàng với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Lý Bằng, thậm chí cả ông Đặng Tiểu Bình.

Theo tài liệu Panama có đến 140 chính trị gia trên toàn thế giới có liên quan đến các tài khoản ở nước ngoài. Đây là con số thu được từ một điều tra đối với 11,5 triệu hồ sơ bị rò rỉ từ một công ty luật có tên Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.

Trong số những tên tuổi được nói đến có Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tài liệu cho thấy những ngân hàng, công ty có liên quan đến những người thân cận của ông Putin. Theo tài liệu này, những người có liên quan đến ông Putin đã chuyển khoảng 2 tỷ đô la qua các ngân hàng và các công ty giả. Điện Kremli hôm qua lên tiếng cho rằng tài liệu Panama là một thủ đoạn nhằm làm mất ổn định nước Nga.

Tài liệu cũng cho thấy Thủ tướng Ireland, Sigmundur David Gunnlaugsson bí mật có đến hàng triệu đô la trong trái phiếu ngân hàng giữa khi nước này đang gặp khủng hoảng tài chính trước đây. Ông này sau đó lên truyền hình khẳng định ông không làm gì sai. Tuy nhiên ông đang phải đối mặt với những kêu gọi đòi ông phải từ chức.
Theo RFA
nga  
#5 Đã gửi : 04/04/2016 lúc 06:49:34(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Chính phủ các nước quyết điều tra trốn thuế trong vụ ‘Tài liệu Panama’

UserPostedImage
Ảnh chụp màn hình trang web của Hiệp hội các Nhà báo điều tra Quốc tế, trong đó đưa tin vụ Tài liệu Panama, có khả năng trở thành vụ rò rỉ thông tin nội bộ lớn nhất trong lịch sử.



Chính phủ các nước khắp thế giới tuyên bố sẽ truy ra những những người giàu, có quyền thế và nổi tiếng - những người đã mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để che giấu tài sản của họ và có thể để trốn thuế. Đây là phản ứng ngay tức thì trước một báo cáo quy mô lớn của một nhóm những nhà báo điều tra.

"Điều chúng ta thấy là rất dễ để những người muốn che giấu danh tính của mình thành lập những công ty vỏ bí mật ở nhiều khu vực thẩm quyền pháp lý. Và việc đó về cơ bản là che giấu kết nối của họ với nguồn tiền," Maggie Murphy của tổ chức Minh bạch Quốc tế tranh đấu chống tham nhũng, nói.

Điện Kremlin lên án những tài liệu này, nói rằng chúng chủ yếu nhắm mục tiêu vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, và tuyên bố những cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương đã giúp phân tích 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama.

Báo cáo cho biết những cộng sự của ông Putin đã chuyển gần 2 tỉ đôla qua những tài khoản ở nước ngoài trong gần 40 năm qua.

"Thái độ bài Putin ở nước ngoài đã lên đến điểm mà nói tốt về nước Nga, về bất kỳ hành động nào của Nga hay bất kỳ thành tích nào của Nga đều là điều cấm kỵ," phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Chính phủ ở những nước khác đã hối hả bắt đầu điều tra hành vi trốn thuế khả dĩ, với những nhân vật chính trị trọng yếu bị đặt vào thế phải giải thích lý do tại sao họ mở những tài khoản nước ngoài bị nêu tên trong báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đang chịu áp lực từ chức sau khi những tài liệu cho thấy ông ta và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, đã mua một công ty ở nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2007. Ông ta nói hai vợ chồng không giấu giếm tài sản nào cả, nhưng bỏ đi khỏi một cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình công của Thụy Điển sau khi bị thúc ép giải thích về bản chất của vụ đầu tư này.

"Như thể bạn đang buộc tội tôi về điều gì đó vậy," ông Gunnlaugsson nói.

Các nhà lập pháp Ukraine yêu cầu quốc hội điều tra những cáo buộc nói rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã chuyển công ty bánh kẹo của mình, Roshen, đến Quần đảo Virgin thuộc Anh vào tháng 8 năm 2014 để tránh thuế vào lúc đỉnh cao chiến sự giữa lực lượng Kiev và phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron từ chối bình luận về việc liệu gia đình ông ta có gửi tiền trong những tài khoản ở nước ngoài do người cha quá cố của ông, Ian Cameron, lập ra hay không. Người phát ngôn gọi đó là "một vấn đề riêng tư."

Sở Thuế Úc cho biết họ đang điều tra hơn 800 khách hàng của công ty luật Panama về hành vi có thể là trốn thuế. Một quan chức thuế nói, "Thông điệp là rõ ràng: người đóng thuế không thể dựa vào những sự dàn xếp bí mật được giữ kín, và chúng tôi sẽ hành động dựa trên bất kỳ thông tin nào được cung cấp cho chúng tôi."

Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley của Ấn Độ tuyên bố, những ai không tận dụng lời đề nghị của chính phủ vào năm ngoái tiết lộ những tài khoản nước ngoài được che giấu giờ đây sẽ thấy "hành động phiêu lưu như vậy là cực kỳ đắt giá."

Nhà chức trách Na Uy, Áo và Thụy Điển đã bắt đầu điều tra những ngân hàng lớn để xác định vai trò của họ trong việc lập ra những tài khoản ở nước ngoài, trong khi Pháp cho biết sẽ rà soát lại những khoản thuế của những cá nhân bị nêu tên và đánh giá mức phạt đối với những khoản thuế chưa đóng.

Tổng thống Pháp François Hollande gọi những tài liệu bị rò rỉ là "tin tốt." Ông nói "những cuộc điều tra sẽ được thực hiện, những vụ án sẽ được mở ra và những phiên tòa xét xử sẽ được tổ chức."

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang xem xét báo cáo của những nhà báo và "coi là rất nghiêm túc tất cả những cáo buộc khả tín về tình trạng tham nhũng cao cấp, ở nước ngoài có thể có liên hệ tới Hoa Kỳ hoặc hệ thống tài chính của Hoa Kỳ."

Một nguồn ẩn danh đã cung cấp hàng triệu tài liệu liên quan đến 214.488 công ty và 14.153 khách hàng của công ty luật Mossack Fonseca cho báo Sueddeutsche Zeitung của Đức, rồi tờ báo này chuyển cho nhóm phóng viên điều tra thực hiện công trình này.

Tờ báo đặt ở thành phố Munich cho biết số lượng dữ liệu mà họ nhận được trong năm qua lớn hơn vài lần so với những điện tín ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks rò rỉ vào năm 2010, và những tài liệu tình báo bí mật mà Edward Snowden trao cho những nhà báo vào năm 2013.

Công ty luật ở tâm điểm vụ rò rỉ đã mạnh mẽ phủ nhận vi phạm bất kỳ luật nào.
Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 07:57:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
"Panama papers": Trung Quốc, khách hàng số 1 của tổ hợp luật sư Mossack Fonseca

UserPostedImage
Thân nhân nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc nằm ở tâm điểm vụ bê bối Panama Papers.
REUTERS/Kacper Pempel/Illustration

Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca ở Panama, trung tâm điểm của cơn bão tai tiếng tẩu tán tài sản và rửa tiền « Panama Papers » có văn phòng đại diện ở nước nào nhiều nhất ? Câu trả lời là Trung Quốc, nơi mà chế độ cộng sản tự cho là cương quyết bài trừ tham nhũng và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn chạy ra nước ngoài.

Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc năm 2011, « cán bộ tham ô » chuyển tiền cất giấu ở nước ngoài khoảng 120 tỉ đôla Mỹ. Đến đầu năm 2016, báo cáo chính thức cho biết, chỉ trong vòng 18 tháng, số tiền « doanh nhân » đưa ra ngoại quốc là 1.000 tỉ đôla.

Vụ tai tiếng « Panama Papers » nổ tung đã xác nhận mặt trái của chế độ Bắc Kinh. Theo AFP, việc phân tích hàng triệu tài liệu bị tiết lộ từ tổ hợp luật sư Mossack Fonseca, từ cuộc điều tra rộng lớn của 107 hãng tin và cơ quan truyền thông thế giới, đã cho phép tìm thấy tên tuổi những người trong gia đình giới lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo của Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm cho đến Tập Cận Bình… Tuy nhiên, ngoài gia đình của giới lãnh đạo chính trị chóp bu giàu sụ, đại cường kinh tế thứ nhì thế giới còn là nguồn tài sản khổng lồ, những triệu phú, tỉ phú mới, khách hàng « béo bở » của tổ hợp luật sư Panama.

Mossack Fonseca, với nghề chuyên môn là mở các công ty ở "thiên đường thuế khóa" và dàn dựng các giao dịch chuyển ngân, tài khoản phức tạp, không minh bạch, nhằm che giấu nguồn tiền và tên tuổi của chủ nhân.

Theo website của Mossack Fonseca, tổ hợp luật sư Panama này có văn phòng đại diện tại 8 thành phố lớn ở Trung Quốc : Thượng Hải, Thâm Quyến, Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Bộ, Hàng Châu, Quảng Châu và đương nhiên là có Hồng Kông, trung tâm tài chính tự trị nằm ngay cửa ngõ vào Hoa lục.

Chính tại Hồng Kông mà Mossack Fonseca có lực lượng đối tác hùng hậu nhất từ luật sư cho đến ngân hàng để tìm kiếm và giới thiệu khách hàng. Theo Liên minh phóng viên điều tra quốc tế ICIJ, nhóm nhà báo phối hợp điều tra và công bố tài liệu « Panama Papers » thì ở Hồng Kông, Mossack Fonseca có nhiều khách hàng hơn cả ở Anh Quốc và Thụy Sĩ.

Hơn thế nữa, một cuộc điều tra nội bộ kết luận là trong số khách hàng chủ nhân các công ty bình phong ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, thì tỉ lệ cao nhất vẫn là dân Hoa lục, rồi hạng nhì là Hồng Kông.

Trong một phản ứng đầu tiên, Hoàn Cầu Thời Báo lên án báo chí Tây phương và một « thế lực thù địch rất mạnh » đánh phá uy tín chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga cho dù trong danh sách đầu tiên có đến 140 nhân vật lãnh đạo thế giới.

Từ ba năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch bài trừ tham nhũng, được mệnh danh là « đả hổ diệt ruồi », trong sạch hóa hàng ngũ cán bộ đảng Cộng Sản song song với biện pháp « hạn chế nghiêm ngặt » số tiền mà « người dân » có quyền đem ra nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là : Làm cách nào mà văn phòng rửa tiền Mossack Fonseca ăn nên làm ra tại Trung Quốc hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới ?
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 07:59:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ « Panama Papers » : Trung Quốc ngăn báo chí đưa tin

UserPostedImage
Ông Tập Cận Bình, một trong các lãnh đạo bị nghi có liên quan đến việc biển thủ tài chính thông qua công ty luật Panama Mossack Fonseca. Ảnh chụp ngày 25/03/2016 tại Bắc Kinh
REUTERS/Lintao Zhang/Pool

Trong khi nhiều quốc gia tuyên bố mở điều tra về nghi ngờ biển thủ tài chính quy mô toàn cầu, sau khi báo chí quốc tế đồng loạt loan báo về « Panama Papers » trong hai ngày qua, 03/04 và 04/04/2016, tại Trung Quốc, thông tin về vụ bê bối gần như vắng bóng trên báo chí Nhà nước. Tờ báo chính thống Hoàn Cầu Thời Báo thậm chí cáo buộc có âm mưu của phương Tây đằng sau.

Theo Reuters, nếu đánh chữ « Panama » trên các công cụ tìm kiếm Trung Quốc, thoạt nhìn có thể thấy một loạt tên bài báo Trung Quốc, nhưng phần lớn các đường dẫn đều bị vô hiệu hóa hoặc chỉ liên quan đến các ngôi sao thể thao. Trả lời báo giới hôm nay, 05/04/2016, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh « sẽ không bình luận về những cáo buộc vô căn cứ ».

Trong một bài xã luận, Global Times/Hoàn Cầu Thời Báo, nhật báo tiếng Anh của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đặt vấn đề có âm mưu đằng sau vụ bê bối, nhằm hạ uy tín các lãnh đạo chính trị không phải của phương Tây : « Các phương tiện truyền thông phương Tây kiểm soát việc bình luận mỗi khi có một đợt rò rỉ thông tin như vậy và Washington có một ảnh hưởng đặc biệt trong vấn đề này. (…) Các thông tin có hại cho Hoa Kỳ thường được giảm thiểu, trong khi phát hiện về các lãnh đạo không phải phương Tây, như tổng thống Nga Putin, thường được bình luận ầm ĩ ». Hoàn Cầu Thời Báo hoàn toàn không hề nhắc đến việc một số lãnh đạo cao cấp hàng đầu của Trung Quốc có thể liên quan đến hoạt động trốn thuế quy mô lớn.

Công ty Panama Mossack Fonseca có 8 văn phòng tại Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông. Đây là quốc gia Mossack Fonseca đặt nhiều văn phòng nhất. Theo báo cáo của Liên minh quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ), phụ trách cuộc điều tra, bê bối liên quan đến ít nhất tám lãnh đạo đương chức hoặc đã về hưu của Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc, được coi là cơ quan quyền lực nhất quốc gia này. Ngoài chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hãng truyền thông Anh BBC còn dẫn ra tên của hai lãnh đạo đương nhiệm khác, ông Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) và ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan).

Theo Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, các quan chức tham nhũng của nước này đã chuyển ra nước ngoài khoảng 120 tỷ đô la, riêng trong năm 2010. Về mặt chính thức, công ty bình phong không bị coi là bất hợp pháp, chúng có thể được sử dụng cho các mục tiêu thương mại chính đáng, tuy nhiên, loại công ty này rất hay được sử dụng để các quan tham bí mật chuyển các khoản tiền kiếm được bất hợp pháp ra ngoài.

Từ chiều Chủ nhật 03/04/2016, hơn 100 cơ quan truyền thông quốc tế công bố về vụ Panama Papers. Công ty luật Panama Mossack Fonseca, với mạng lưới 214.000 công ty bình phong, có mặt tại 21 thiên đường trốn thuế, bị coi là có liên quan đến khoảng 140 nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo chính trị hàng đầu thế giới. Đây là vụ « lộ tẩy » được đánh giá là kỷ lục, với 11,5 triệu tài liệu, nhiều gấp 10 lần vụ Offshore Leaks, công bố vào năm 2013.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 08:02:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ « Panama Papers » : Kremlin tố cáo « mưu đồ » gây bất ổn Nga

UserPostedImage
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại điện Kremlin, Matxcơva, ngày 05/04/2016
REUTERS/Alexander Zemlianichenko/Pool

Theo những thông tin mới được tiết lộ về vụ « Panama Papers », nhiều nhân vật thân tín của tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa khối lượng tiền lớn ra nước ngoài. Đáp trả lại những cáo buộc trên, ngày 04/04/2016, điện Kremlin cho rằng tổng thống Nga trở thành « mục tiêu chính » của một mưu đồ đầy « bịa đặt » và « giả dối » nhằm gây bất ổn đất nước.

Thông tín viên RFI Véronique Dorman, từ Matxcơva cho biết thêm chi tiết :

« Phản ứng của điện Kremlin không gây bất ngờ và hoang tưởng. Các phương tiện truyền thông chính thức của Nga im hơi lặng tiếng hoàn toàn, không có một chữ nào nói về vụ việc. Còn phát ngôn viên của tổng thống Vladimir Putin đã tố cáo đây là « vụ tấn công truyền thông » được lên kế hoạch từ trước, với mục đích gây bất ổn tại Nga trước kỳ bầu cử lập pháp vào tháng Chín tới đây và trong tương lai là nhằm hạ uy tín nguyên thủ Nga trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2018. Bởi vì ông Vladimir Putin là mục tiêu chính của vụ « Panama Papers », mặc dù nhiều lãnh đạo khác và những nhân vật nổi tiếng Nga cũng bị nêu danh.

Theo phát ngôn viên Dmitri Peskov, những tiết lộ trên chỉ thể hiện thêm bầu không khí « thù ghét Putin ». Và hiện tượng này đã đi xa đến mức không thể nói tốt về nước Nga được. Ngoài ra, ông Peskov vẫn nhấn mạnh tới giả thuyết âm mưu phá hoại mà điện Kremlin vẫn thường xuyên nêu ra, khi cho rằng những nhà báo điều tra các tài liệu trên thật sự không phải là nhà báo, mà là nhân viên của CIA hay các cơ quan tình báo khác.

Tóm lại, cuộc điều tra chỉ là một loạt thông tin « bịa đặt », « giả dối » và không đáng để chính quyền có phản ứng chính thức ».
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 08:04:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồ sơ Panama: Iceland đề nghị bầu cử sớm

UserPostedImage

Thủ tướng Iceland vừa yêu cầu Tổng thống giải thể Quốc hội sau khi có những cáo giác ông giấu những đầu tư trị giá hàng triệu đô là trong một công ty hải ngoại.

Ông Sigmundur Gunnlaugsson đang bị áp lực ngày càng gia tăng do các tài liệu cho thấy ông và phu nhân mua một công ty ở nước ngoài từ năm 2007.

Ông là trong số hàng chục nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo trên khắp thế giới bị nêu tên trong Hồ sơ Panama bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca.

Đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn tại trước Quốc Hội Iceland hôm thứ Hai.

Ông Gunnlaugsson đã đưa ra đề nghị này với Tổng thống President Olafur Ragnar Grimsson sau khi phe đối lập đòi bỏ phiếu tín nhiệm.

Tuy nhiên ông Grimsson được tin nói là đang trì hoãn quyết định này cho tới khi ông nói chuyện với các đảng phái chính trị khác.
'Không vi phạm quy định'

Hồ sơ Panama Papers rò rỉ tài liệu của công ty Mossack Fonseca cho thấy ông Gunnlaugsson và vợ mua Wintris năm 2007.

Ông không tuyên bố lợi ích tại công ty này khi vào Quốc hội năm 2009. Ông bán 50% công ty Wintris cho vợ mình, bà Anna Sigurlaug Palsdottir, với giá một đô la sau tám tháng.

Ông Gunnlaugsson nói ông không vi phạm một quy định nào và vợ ông cũng không được lợi về tài chính.

Công ty ở được sử dụng để đầu tư hàng triệu đô la tiền thừa kế, theo một tài liệu được baf Palsdottir ký năm 2015.
Hồ sơ Panama - Thiên đường thuế của người giàu và giới quyền lực

11 triệu tài liệu của Công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama được trao cho tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung. Tờ này sau đó đã chia sẻ tài liệu này cho Nghiệp đoàn nhà báo điều tra quốc tế.
BBC Panorama là một trong 107 tổ chức báo chí, cùng với tờ Guardian của Anh - nằm trong số 76 quốc gia tham gia phân tích tài liệu này.
BBC không biết danh tính nguồn cung cấp tài liệu.
Tài liệu cho thấy công ty này đã giúp khách hàng rửa tiền, tránh lệnh trừng phạt và trốn thuế.
Mossack Fonseca cho biết họ đã hoạt động 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc hay truy tố về bất cứ tội gì.
Theo BBC
phai  
#10 Đã gửi : 05/04/2016 lúc 07:04:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một người Việt ở Canada có tên trong hồ sơ Panama

OTTAWA, Canada (NV) - Một người Việt Nam ở Canada, tên là Eric Văn Nguyễn, một nhà đầu tư cổ phiếu ở Quebec, bị nêu tên trong hồ sơ Panama, liên quan tới các giới chức lãnh đạo và doanh gia cao cấp thành lập công ty bí mật ở nước ngoài để trốn thuế, theo báo The Toronto Star.
UserPostedImage
Một nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài văn phòng công ty Mossack Fonseca ở Panama. (Hình: Rodrigo Arangua/AFP/Getty Images)

Trong khi đó, chính phủ Canada đang tìm cách nắm được thông tin trong hồ sơ Panama, một bộ sưu tập lớn những dữ liệu, hé lộ hàng trăm tài khoản tránh thuế ở hải ngoại của các cá nhân, công ty Canada.

Bà Chloé Luciani-Girouard, phát ngôn viên của Bộ Trưởng Bộ Thuế Vụ Canada Diane Lebouthillier cho biết, vài giờ sau khi phương tiện truyền thông trên toàn thế giới đăng tải các hồ sơ nội bộ của một công ty luật tài chính tại Panama, bộ đã yêu cầu các quan chức cơ quan thuế Canada thu thập thông tin để có biện pháp đối phó thích ứng.

Bà Luciani-Girouard nói Bộ Trưởng Lebouthillier đang theo dõi câu chuyện về các tài liệu bị rò rỉ này “rất chặt chẽ.”

Trong một email, bà Luciani-Girouard khẳng định: “Cơ quan thuế Canada cam kết chống lại việc lạm dụng các quyền hạn ở nước ngoài và bảo vệ tính liêm chính của hệ thống thuế.”

Tài liệu rò rỉ đang làm chấn động nhiều cá nhân, thương nhân và giới quyền lực quốc tế trong đó có hồ sơ của khoảng 350 người Canada là những hồ sơ nội bộ của Mossack Fonseca, một công ty luật ở Panama nổi tiếng với dịch vụ thiết lập các công ty ngoại vi vỏ bọc, giúp nhiều thân chủ của mình tránh được các khoản thuế thu nhập lớn.

Ngoài ông Eric Văn Nguyễn, cho đến nay, những danh tính Canada đầu tiên được tờ Toronto Star đưa ra là ông Chuck Furey, cựu bộ trưởng nội các Newfoundland; ông Eric Levine, nhà điều hành câu lạc bộ tập thể dục; ông Brian Shamess, bác sĩ chuyên về thể thao; và ông John Wright, nhà môi giới đầu tư.

Ðặc biệt, trong các danh tính Canada nổi lên từ hồ sơ Panama, có bà Helene Mathieu, 46 tuổi, tốt nghiệp Ðại Học McGill, người đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho gần 900 công ty ẩn náu thuế và có ít nhất ba khách hàng của bà Mathieu từng bị lưu ý vì các biện pháp chế tài, giới hạn cung cấp nhiên liệu cho chính phủ Syria mà Văn Phòng Kiểm Soát Tài Sản Hải Ngoại của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ tin rằng được sử dụng để tấn công dân Syria.

Theo luật định Canada, việc đầu tư ở nước ngoài không phải là bất hợp pháp. Nhưng người dân Canada có vốn đầu tư nước ngoài phải báo cáo tất cả các thu nhập bên ngoài Canada cho cơ quan thuế vụ Canada.

“Canada có công cụ quan trọng để ngăn chặn việc trốn thuế ở nước ngoài và trong quá khứ đã thành công phát hiện nhiều trường hợp,” bà Luciani-Girouard nói.

Tuy nhiên, Thượng Nghị Sĩ Percy Downe, người lâu nay tích cực về vấn đề này, cho biết Canada có vấn đề “lớn” với tệ nạn trốn thuế ở nước ngoài và nhận xét rằng sự việc ngày càng tệ hơn.

“Trước đây nó được những người Canada cực kỳ giàu có sử dụng, giờ đây lại còn chuyển vào tầng lớp trung lưu nữa,” ông nói.

Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn hôm Thứ Hai, Thượng Nghị Sĩ Downe cho biết, không ai biết số lượng thất thu là bao nhiêu vì lâu nay cơ quan thuế Canada từ chối nghiên cứu “tax gap,” khoản khác biệt giữa tiền thuế mà người thọ thuế phải đóng và số đóng thực sự.

Hồ sơ Panama cho thấy các loại hành vi mờ ám, ích kỷ của giới giàu có, thay vì trung thực trong sổ sách của mình, đã phối hợp với các kế toán viên, luật sư khôn khéo để đặt tài sản tài chính của họ ra ngoài tầm với của các chính phủ.

Nhìn chung, hành vi này không phải là bất hợp pháp, nhưng rõ ràng là không công bằng với tất cả những công dân chịu thuế bình thường khác.

Hậu quả của hồ sơ Panama vẫn đang tiếp tục lan rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Theo báo Người Việt
phai  
#11 Đã gửi : 06/04/2016 lúc 07:55:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Pháp liệt Panama vào « thiên đường trốn thuế »

UserPostedImage
Bộ trưởng Tài Chính Pháp Michel Sapin (trái), bộ trưởng Ngân Sách Christian Eckert (giữa), bộ trưởng Tư Pháp Jean-Jaques Urvoas (phải) rời cuộc họp chính phủ, Phủ Tổng Thống, Paris, ngày 16/03/2016
REUTERS/Philippe Wojazer

Sau vụ rò rỉ thông tin « Panama Papers », ngày 05/04/2016, Paris quyết định đưa lại Panama vào « danh sách đen » các nước không hợp tác về mặt thuế khóa của Pháp, đồng thời kêu gọi Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) cũng làm tương tự.

Thông tin trên được bộ trưởng Tài Chính Pháp Michel Sapin thông báo trong chương trình phóng sự điều tra của đài truyền hình France 2 về vụ « Panama Papers » và tập trung vào các trường hợp của Pháp.

Trên đài phát thanh Europe 1, bộ trưởng Tài Chính phát biểu : « Chúng ta không nên hoạt động đơn phương, cần phải có một phong trào chung. Vì thế, tôi muốn tổ chức OCDE cùng hợp sức để đưa ra một quyết định chung cho toàn thể các nước có liên quan ».

Panama được Pháp rút khỏi danh sách « thiên đường trốn thuế » từ ngày 01/01/2012. Vào cuối năm 2015, chính quyền Panama đã hứa thiết lập mạng lưới tự động trao đổi thông tin thuế và ngân hàng. Thế nhưng, theo giải thích của ông Michel Sapin, « từ thời điểm đó đến nay không có bất kì chuyển biến nào, chính vì vậy, chúng tôi (Pháp) quyết định ghi lại tên Panama vào danh sách này ».
Obama : trốn thuế là « vấn đề toàn cầu »

Ngày 05/04, tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng né và trốn thuế, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp, là « vấn đề toàn cầu » và nhấn mạnh tới việc cần phải thắt chặt các quy tắc hiện hành và phải tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề này.

Nguyên thủ Mỹ đánh giá hồ sơ « Panama Papers » đưa ra ánh sáng những biện pháp thuế khóa mờ ám làm tổn hại thanh danh của nhiều nhân vật nổi tiếng. Hãng tin AFP, trích phát biểu của tổng thống Obama, cho biết vấn đề trốn thuế sẽ được nêu lên trong các thượng đỉnh G7 và G20 tới đây và cần có sự phối hợp quốc tế giữa các cơ quan tài chính.

Ngoài ra, tổng thống Obama cũng khen ngợi việc Hoa Kỳ đã thông qua những biện pháp mới vào thứ Hai 04/04, nhắm vào các vụ sáp nhập công ty sau ngày này, với mục đích ngăn chặn hiện tượng trốn thuế của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ.

Các tập đoàn này chuyển trụ sở ra nước ngoài, thường là một quốc gia có chế độ thuế thấp (Ai Len, Hà Lan…) thông qua việc mua lại các doanh nghiệp, việc này dù hoàn toàn hợp pháp nhưng thường gây tranh cãi.
Theo RFI
phai  
#12 Đã gửi : 06/04/2016 lúc 08:09:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồ sơ Panama 'là do tin tặc'

UserPostedImage

Một luật sư thành viên của Mossack Fonseca, hãng luật Panama đang nằm giữa tâm điểm của cuộc tiết lộ thông tin tài chính mật khổng lồ, nói rằng công ty ông là nạn nhân của một vụ tin tặc.

Ramon Fonseca nói rằng việc để rò rỉ thông tin không phải là một "công việc nội bộ" - công ty đã bị hack ở các máy chủ đặt tại nước ngoài.

Hãng đã đệ đơn khiếu nại lên văn phòng tổng chưởng lý Panama.

Một số quốc gia đang điều tra về khả năng có những hoạt động tài chính sai trái của những đối tượng giàu có và quyền lực sau vụ hơn 11 triệu tài liệu bị tiết lộ.

"Chúng tôi ngạc nhiên vì chưa ai nói rằng: 'Này, một hành vi phạm tội đã được thực hiện tại đây'," ông Fonseca, một trong các thành viên sáng lập của hãng luật, nói với hãng tin Reuters.

"Thế giới này đã đang chấp nhận rằng quyền riêng tư không phải là nhân quyền nữa rồi," ông nói riêng rẽ với hãng tin AFP.

Hồi tuần trước, tin tức nói hãng luật này đã gửi đi một thư điện tử cho khách hàng, nói rằng hãng bị "vi phạm bất hợp pháp vào máy chủ quản trị email của chúng tôi".

Hãng cáo buộc các tổ chức truyền thông là đưa tin về vụ rò rỉ thông tin khi "không được phép tiếp cận các tài liệu và thông tin thuộc sở hữu của công ty chúng tôi và đã bị lấy đi từ công ty chúng tôi", và là đã đưa thông tin ra khỏi bối cảnh thực sự.

Trong một lá thư gửi báo Guardian của Anh hôm Chủ Nhật, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của hãng đe dọa có thể sẽ tiến hành hành động pháp lý đối với việc sử dụng các thông tin "đã có được một cách bất hợp pháp".

Vụ tiết lộ chấn động đã làm dấy lên phản ứng chính trị ở một số quốc gia, nơi các nhân vật nổi danh bị vướng tên vào.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã từ chức sau khi các tài liệu cho thấy ông sở hữu một công ty hải ngoại cùng với vợ, nhưng lại không khai báo khi ông vào Quốc hội.

Ông bị cáo buộc đã che giấu các tài sản gia đình trị giá hàng triệu đô la.

Ông Gunnlaugsson nói ông đã bán cổ phần của mình cho vợ, và nói mình không làm gì sai.
Theo RFI
phai  
#13 Đã gửi : 06/04/2016 lúc 06:49:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lộ tên người Việt đầu tiên trong ‘Hồ sơ Panama’

UserPostedImage
Eric Van Nguyen có tên trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu ‘Hồ sơ Panama’ gây chấn động thế giới.

Eric Van Nguyen, 32 tuổi, là người Canada gốc Việt đầu tiên bị tiết lộ trong danh sách vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động thế giới có tên ‘Hồ sơ Panama’ – ‘thiên đường trốn thuế’ của những người giàu có và đầy quyền lực trên thế giới.

Hồ sơ của Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cho biết Eric Van Nguyễn đã đăng ký lập một công ty ở Samoa, Nam Thái Bình Dương, và một công ty vô danh ở quần đảo Virgin của Anh.

Năm 2014, Eric Van Nguyen bị truy tố nằm trong đường dây lừa gạt hàng ngàn nhà đầu tư với thủ thuật pump-and-dump (bơm và bỏ) vào loại cổ phiếu giá rẻ với trị giá lên đến 290 triệu đôla ở New York, Mỹ.

Eric Van Nguyen đã bị cáo buộc cùng với 7 người khác đã sử dụng cương vị là người quảng bá cổ phiếu và nội gián công ty để bơm giá cổ phiếu nhằm hưởng lợi. Nhóm 8 người đã bị truy tố với 85 tội trạng lừa gạt và trộm cắp.

Các chính phủ trên thế giới đã vào cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của những người giàu có và quyền lực trong nước mình sau khi ‘Hồ sơ Panama’ của một công ty Luật Mossack Fonseca ở Panama được tiết lộ cho biết đã có những ‘dàn xếp tài chánh’ với các chính trị gia và những người nổi tiếng trên toàn cầu.

Danh sách rò rỉ có hàng loạt các tên tuổi lớn như Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Iceland, vua Ả Rập Xê-út, Thủ tướng Pakistan, Cựu chủ tịch FIFA Eugenio Figueredo, tiền đạo bóng đá Argentina Messi, diễn viên Thành Long…

Phát ngôn viên của Giám đốc Văn phòng Tổng Cục Thuế Canada Chloe Luciani-Girouard cho biết Canada hiện đang theo dõi sát những cá nhân có doanh nghiệp ở Panama và những nơi khác và sẽ truy tố nếu cần thiết.

Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn những hoạt động phi pháp sau khi hồ sơ Panama cáo buộc ngân hàng này thường xuyên sử dụng dịch vụ của công ty Luật Mossack Fonseca.

Ngân hàng Hoàng gia là ngân hàng lớn nhất của Canada và các chi nhánh của ngân hàng này bị cáo buộc đã giúp khách hàng thành lập đến 378 công ty ở Panama.

Theo Reuters, Toronto Star, Journal de Montreal.
song  
#14 Đã gửi : 08/04/2016 lúc 09:07:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Panama Papers : Bí mật được 400 nhà báo giữ suốt hơn một năm

UserPostedImage
Hoàng hôn trên thiên đường thuế Panama. Ảnh chụp ngày 07/04/2016.
REUTERS/Carlos Jasso

12 công ty bình phong Việt Nam, khoảng 40 người mang tên Việt. Trên đây chỉ là con số nhỏ trong khối dự liệu khổng lồ của "Panama Papers".

Từ cuối năm 2014, hơn 370 nhà báo trên toàn thế giới phân chia và nghiên cứu hơn 11,5 triệu tài liệu của vụ "Panama Papers". Trang mạng Mashable và Đài truyền hình France 24 (05/04/2016) nhận xét dù có rất nhiều nhà báo và cơ quan truyền thông tham gia, song bí mật vẫn được giữ kín tới cuối ngày 03/04/2016.

Mọi chuyện bắt đầu vào cuối năm 2014, khi một nguồn tin có biệt danh «John Doe» liên lạc với Bastian Obermayer, nhà báo điều tra của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung. Tất cả mọi dữ liệu đều bị rò rỉ từ văn phòng luật Panama Mossack, Fonseca & Co., nổi tiếng trong giới tinh hoa thế giới. Đây cũng là văn phòng lớn thứ 4 chuyên quản ý các công ty bình phong.

Nhà báo Bastian Obermayer và tờ Süddeutsche Zeitung liên lạc và phối hợp nghiên cứu với Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) để cùng tiến hành điều tra. Bà Marina Walker, phó giám đốc Hiệp Hội, vẫn nhớ như in thời điểm được thông báo nguồn tin đang có trong tay « khối lượng dữ liệu rò rỉ lớn chưa từng thấy ». Vào thời điểm đó, bà cũng đang làm việc và đồng quản lý một dự án lớn nghiên cứu tài liệu về các tài khoản offshore.

Vậy khối tài liệu này còn có thể lớn hơn cả WikiLeak chăng ? WikiLeak cho thấy hàng tấn, hàng tấn tài liệu, song đúng là không quy mô bằng khối tài liệu mà nguồn tin của Marina Walker tiết lộ : 2,6 terabyte (TB) dữ liệu gồm 11,5 triệu tài liệu lưu lại các hoạt động giao dịch nhiều tỉ đô la trong suốt 40 năm tại các thiên đường trốn thuế.

Được đặt tên là "Panama Papers", sự kiện được đánh giá là tiết lộ lớn nhất trong lịch sử của ngành báo chí. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, người nổi tiếng và vận động viên đều giấu tiền trong các công ty bình phong. Danh sách sẽ còn kéo dài vì nhiều danh tính chưa được phát hiện.

Liên quan đến Việt Nam, khi truy cập công cụ tìm kiếm của Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ), có 12 công ty bình phong (Offshore Entities) trong đó có một số công ty đã đóng cửa, 96 địa chỉ được tìm thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 104 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty bình phong / Nhà trung gian giúp khách hàng lập công ty bình phong (Officiers & Master Clients), trong đó khoảng 40 người mang tên Việt Nam, số còn lại là người nước ngoài và người Hoa.

Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) ấn định đồng loạt đăng tiết lộ "Panama Papers" lúc 20 giờ ngày 03/04/2016. Thế nhưng, một số nhà báo trong cuộc hoặc nắm thông tin đã không chờ được tới giờ « hoàng đạo » này. Edward Snowden cũng nằm trong số những người đầu tiên chia sẻ trên mạng Twitter đường dẫn tới bài phóng sự của báo Süddeutsche Zeitung. Trong tin tweet được đăng 12 phút trước giờ ấn định, anh gọi đây là « vụ rò rỉ lớn nhất trong trong lịch sử báo chí dữ liệu ».

Hơn một năm làm việc tập thể

Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế là nhà điều phối dự án khổng lồ và cần tới sự huy động có quy mô chưa từng có trong ngành báo chí cả về mặt kỹ thuật lẫn nhân sự. Công việc đầu tiên là chuẩn bị khối tài liệu, sau đó đọc và chia sẻ chúng.

Bà Marina Walker giải thích : « Chúng tôi phải khẩn trương làm hai việc. Thứ nhất là tuyển một đội ngũ lớn các nhà báo điều tra. Họ có trách nhiệm trích dữ liệu trong vòng nhiều tháng. Tiếp theo là xử lý bằng công nghệ những tài liệu đó và chia sẻ chúng một cách an toàn. Toàn bộ công việc trên mất nhiều tháng để quét và lọc dữ liệu trước khi tải chúng lên không gian làm việc ảo (plate-forme) (được lập để giúp các nhà báo thành viên từ các nước cùng thảo luận) ».

Tổng cộng có hơn 370 nhà báo từ khoảng 100 cơ quan truyền thông thuộc 80 quốc gia cùng làm việc và đưa ra ánh sáng các công ty bình phong của nhiều nước và những khoản giao dịch tài chính. Theo nhận xét của bà Sheila Coronel, nhà báo điều tra kiêm giáo sư giảng dạy tại trường Báo Chí Columbia, dự án "Panama Papers" đã hình thành một cách hợp tác mới. Bà nói : « Tôi chưa bao giờ thấy kiểu hợp tác như này : về số lượng nhà báo, cơ quan truyền thông và các nước tham gia, cũng như sự độc lập và tự chủ của mỗi người để nghiên cứu tài liệu, cách tự do đánh giá một vấn đề nghiêm trọng và thích hợp để thuật lại. Tất cả thật phi thường ».

Tham gia dự án là hàng trăm cơ quan truyền thông quốc tế, như The Guardian, đài BBC của Anh, nhật báo Pháp Le Monde, nhật báo Achentina La Nación, các đài truyền hình Đức NDR và WDR, các kênh truyền hình Mỹ Fussion và Univision hay các báo Miami Herald và Charlotte Observer, tuần báo Thụy Sĩ Sonntagszeitung, tuần báo Áo Falter hay kênh truyền hình Áo ORF… Nhìn vào quy mô và tầm quan trọng của vụ việc, việc giữ bí mật tuyệt đối của các nhà báo thật đáng nể phục.

Sự kiện xảy ra vào đúng thời kỳ khó khăn với nhiều biến động của ngành báo chí điều tra và ngành công nghiệp truyền thông nói chung. Số lượng nhà báo, đặc biệt là tại Mỹ, không ngừng giảm xuống. Ngày nay, nhiều phóng viên phải chuyển nghề, thường sang lĩnh vực truyền thông doanh nghiệp. Hai nhà báo từng giành giải thưởng Pulitzer 2015 đã chọn theo hướng này.

Số lượng nhà báo và cơ quan truyền thông lớn chưa từng có tham gia dự án cũng do bản chất của vụ việc. Vì với chừng đó quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân liên can, rõ ràng là cần có một lực lượng nhà báo nắm rõ những địa chỉ ở nước nơi họ sống. Trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune, ông Gerard Ryle, chủ tịch ICIJ, lấy ví dụ cụ thể : « Để nghiên cứu hồ sơ Brazil, chúng tôi cần một nhà báo người Brazil ».

"Panama Papers" còn là sự phối hợp giữa báo chí điều tra theo cách truyền thống và sử dụng tiến bộ công nghệ, được cho là trụ cột của dự án. Giáo sư Sheila Coronel giải thích : « Chúng tôi làm báo theo cách truyền thống và hiện đại. Điều này cũng cho thấy, ngày nay, các nhà báo có thể trao đổi, hợp tác và cùng điều tra một cách an toàn từ nhiều nước bằng cách cùng chia sẻ một cơ sở thông tin ».

Không phải ai cũng được mời tham gia

Nhiều cơ quan báo chí dường như bị gạt ra khỏi dự án, trong đó có nhiều tờ báo nổi tiếng của Mỹ như The New York Times, The Wall Street Journal hay The Washington Post. The Intercept cũng không được mời tham gia. Tạp chí điện tử điều tra này do Glenn Greenwald và Laura Poitras thành lập năm 2014 và từng nghiên cứu hồ sơ rò rỉ của Edward Snowden.

Tại sao những cơ quan này không được mời ? Bà Marina Walker cho rằng thiện chí hợp tác là điều cần thiết cho dự án khổng lồ này. Mỗi đối tác phải chia sẻ mọi phát hiện quan trọng và thích đáng với những thành viên còn lại. Hoàn toàn có thể hiểu được là một số cơ quan truyền thông tỏ ra thoải mái với cách làm này, còn một số khác lại không thoải mái bằng.

Phó giám đốc Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế nhấn mạnh : « Điều này không có nghĩa là chúng tôi không muốn hợp tác với The New York Times hay The Washington Post về những dữ liệu này ». Và cũng có nghĩa là cánh cửa luôn hé mở cho những đối tác mới.

Sắp có chuyện lớn ?

Một vài dấu hiệu mới đây cho thấy một loạt chuyện lớn sắp được công bố. Một trong những dấu hiệu đó là việc điện Kremlin ngày 04/04/16 đã tố cáo mưu đồ gây bất ổn nước Nga của phương Tây với thông tin tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với bạn hữu cũng bị liên quan.

Nhưng trước đó, nhiều dấu hiệu khác cũng đã được tung ra, như ICIJ đăng tải lên internet công cụ tìm kiếm mà mọi cơ quan truyền thông đối tác có thể truy cập được, kèm theo hệ thống trao đổi trực tuyến…

Cách tiếp cận vụ "Panama Papers" của giới truyền thông cũng khác những vụ rò rỉ thông tin gần đây. Vụ việc lớn nhất mà thế giới từng biết là WikiLeaks. Mọi thông tin mà tổ chức này có trong tay đều được đăng lên internet và bất kỳ ai cũng có thể truy cập được.

"Panama Papers" không được đăng lên internet, hoặc chưa được đăng ngay trong thời điểm hiện nay. Theo nhật báo Pháp Le Monde, các cơ quan truyền thông tham gia cùng quyết định không phổ biến rộng rãi những tài liệu trên vì rất nhiều tài liệu chứa dữ liệu nhạy cảm và thông tin cá nhân.

Ngược lại, theo giải thích của bà Marina Walker, « một số thông tin, như danh tính chủ sở hữu các công ty bình phong, nên được công bố rộng rãi ». Một số dữ liệu khác chỉ có thể được cung cấp theo yêu cầu.

Điều này không có nghĩa là "Panama Papers" đã chấm dứt, mà có thể mới chỉ ở giai đoạn đầu. Trung tâm Nghiên cứu Tham nhũng và Tội phạm có tổ chức (Organized Crime & Corruption Reporting Project, OCCRP), cũng tham gia vào dự án, mới đây thông báo nhiều câu chuyện khác sắp được tiết lộ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (9)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.318 giây.